Bài đăng Phổ biến

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Nhung Hươu Làm Quà Biếu

Nhung hươu là phần sừng non chưa hóa cứng của con hươu, là bộ phận có thể tái tạo hoàn toàn mỗi năm vào thời kỳ ghép đôi. Nhung hươu cũng là nơi tập trung nhiều chất bổ dưỡng nhất, là phần tinh túy nhất của con hươu.
Nhung Hươu trong chuồng


Cháo Nhung Hươu



  • Bổ thận, tráng dương,ích khí cường tinh --> cải thiện đáng kể khả năng sinh lý ở nam giới.
  • Hổ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, sinh lý yếu, liệt dương...
  • Sinh tinh tủy, mạnh gân xương, ích huyết --> dùng cho các trường hợp thiếu máu, gân xương yếu, gầy yếu, xanh xao
  • Tăng hồng cầu và tiểu cầu trong máu       --> Tăng hệ miễn dịch
  • Giảm stress,an thần
  • Phục hồi cơ thể sau phẩu thuật và xạ trị, chơi thể thao và vận động quá sức...
  • Giảm viêm, mau lành vết thương
  • Dùng như thuốc bổ hàng ngày...

Cận Cảnh Nhung Hươu Chưa cắt

  • Lợi huyết, điều hoà kinh nguyệt --> Dùng cho người huyết trắng, băng lậu,tử cung lạnh,tắc tia sữa...
  • Bôi trơn các khớp xương và làm mạnh gân xương --> Chắc xương, giảm thiểu tình trạng nứt xương, co rút chân tay
  • Cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch --> ngăn ngừa bệnh tật
  • Tăng cường hồng cầu và Alkaline phosphate  --> Làm căng da, hồng da, làm chậm quá trình lão hoá.
  • Điều huyết giúp cơ thể luôn cân đối và tươi trẻ
  • Là nguồn chất tự nhiên bổ sung năng lượng thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày
  • Dùng hàng ngày như một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kéo dài sự tươi trẻ,khoẻ mạnh,và sự thoải mái để tận hưởng cuộc sống....
Cắt Nhung Hươu

Người già :
  • Bôi trơn các khớp xương và làm mạnh gân xương --> đi lại dễ dàng và thoải mái
  • Làm chậm quá trình lão hóa các tế bào --> giúp sống khoẻ và sống lâu hơn
  • Tác dụng an thần --> Chữa chứng bệnh khó ngủ ở người cao tuổi
  • Nhung sau khi cắt
  • Nâng cao hệ miễn dịch --> Giúp người cao tuổi ít mắc bệnh khi trái gió trở trời
  • Tác dụng chữa lành vết thương khi người già bất cẩn làm bản thân bị thương.

  • Gia tăng sự phát triển ở trẻ chậm lền thóp, chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi...
  • Giúp trẻ tăng cân tự nhiên, phát triển cơ thể và trí tuệ
  • Lọc máu, lọc cặn giúp giảm thiểu sự béo phì, bệnh tim mạch
  • Tăng cường hệ miễn dịch --> Giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh thông thường...

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Nhung Hươu Thần Dược Núi Cấm

Hai chứng bệnh khó nói y học gọi là chứng tiết tảo (xuất tinh sớm) hay dương nuy (liệt dương) phải dự theo phương thuốc: lộc hươu ngâm rượu. Cái phương thuốc này dân nhà nghèo nghe không dám hỏi lại bởi giá 100g loại hảo hạng (Nhung Yên Ngựa) cỡ 1,7 triệu đến 1,8 triệu bạc. Còn rượu lộc hay nhung nai bèo nhất cũng không dưới 5 trăm ngàn đồng một lít. Tôi đã lên vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh để ngắm... "thần dược"! .
Cách đây hơn chục năm, vùng đất Hương Sơn chỉ lèo tèo vài hộ nuôi hươu nhưng nay đã phát triển rầm rộ lan rộng cả vùng. Tất cả cũng từ cái hữu sự của lộc nhung. Ông Nguyễn Văn Trung, người có công gầy dựng đàn hươu nai tại vùng Hương Sơn: "Tới ngày cắt nhung chú về đây vui lắm. Lịch là a ri - tháng giêng, tháng hai cắt nhung hươu. Dừ có nhiều hộ nuôi gần 100 hươu rồi. Nuôi nhiều rứa mà lộc nhung không đủ bán, muốn mua phải hẹn trước cả mấy tháng khung là nỏ có mô".


Nghe vậy, tôi nghĩ thầm: "thần dược" chắc rằng có linh nghiệm. Cũng vì có thị trường thế nên việc nuôi hươu lấy lộc nhung lan cả sang nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mới hôm thứ bảy rồi, ông Trung sang xóm bên để thao tác cắt lộc nhung cho một hộ liên kết. Theo chân ông Trung, tôi đã có mặt ở nhà anh Bình - chủ nuôi hươu đầu tiên ở xóm 6, xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn. Chúng tôi chứng kiến tận mắt cảnh cắt nhung hươu và thấy ông Trung nói đúng. Cặp nhung hươu trên 380g (3,8 lạng) mà anh Bình vừa cắt xong đã được anh Mỹ chủ doanh nghiệp ở TP.Hà Tĩnh bỏ 5,5 triệu đồng mua cái rụp. Anh Mỹ cho biết, anh mua về vừa ngâm rượu, vừa cắt lộc nhung nấu cháo ăn chơi để bồi dưỡng sức khỏe cho những người thân bởi công dụng bồi bổ, chữa bệnh của nhung hươu nghe sách vở đã đề cập từ lâu rồi.


Cũng theo lời anh Mỹ, thì lộc nhung có tác dụng giúp người bệnh ăn ngủ ngon, giảm mệt mỏi, những vết thương chóng lành, tăng sức lợi niệu, bổ tủy ích huyết, các chứng băng lậu ở nữ, nam giới hư lao, nhung có tác dụng tốt với các bệnh tim, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật... Tôi lại trộm nghĩ: bỏ bạc triệu ra mua hèn chi "nghiên cứu" sách vở dữ vậy ! Nhưng không phải nhung nai này xài ra sao cũng được. Theo ông Trung, nhung khi vừa cắt xong mà ngâm rượu (đúng 7 ngày sau mới được uống) hay nấu cháo ăn liền thì hiệu quả càng dữ. Một  lạng nhung tốt nhất là ngâm đúng 3 lít rượu, nhưng khi sử dụng hết rượu thì lộc nhung đó không còn giá trị. Nhiều người tiếc của cứ ngâm đi ngâm lại nhưng ngâm... thuốc rượu chỉ phí công. Một con hươu hay nai cắt lộc xong chỉ một năm sau lại mọc lên tiếp, lộc nhung dài hay ngắn tùy theo người chủ nuôi có chăm sóc tốt hay không.

Thú nuôi trại “linh nghiệm” hơn thú hoang dã
Đọc truyện, xem phim hay thấy trước đây các bậc vua chúa, trưởng giả có cái thú tiêu khiển săn hươu, nai. Hóa ra, một công đôi việc. Không gì bổ bằng hai loài này. Khi săn được hươu cái sắp đẻ người ta mổ bụng lấy bào tử hươu, nai sấy khô tán bột dùng ngâm rượu uống để phục vụ cho việc phòng the. Nghe nói công dụng bồi bổ, tráng dương, tăng lực cũng không kém gì nhung hươu. Cái sự mạnh mẽ của con hươu, nai. Cũng suy diễn từ khả năng thống lãnh quần thoa của chúng. Trong thiên nhiên, một con hươu đực khi đánh bại các đối thủ sẽ được suy tôn làm thủ lĩnh dẫn dắt bầy đàn có khi cả trăm con cái. Một mình phủ giống nòi thế nhưng đương sự vẫn hoạt động bền bỉ lâu dài. Sức mạnh đó là bắt nguồn từ cặp sừng và lộc thận. Trước đây thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông y Viện 108, trong bài thuốc hay Đông y có đề cập công dụng của lộc nhung nếu pha chế với một vài vị thuốc khác sẽ bổ thận ích tinh, cường gân bổ tủy, dùng để chống các bệnh như tảo tiết, hoạt tinh, dương nuy, lưng đau gối mỏi, hay quên do thân dương hư nhược... đã khiến các quý ông suýt xoa, phấn khởi thầm.


Ngoài lộc nhung thì lộc thận (dương vật) hay lộc tiền (bìu dương vật) đem sấy khô "bổ thận tráng dương" được xem là số dzách. Dân sành điệu cũng lý sự đối với hươu nai hoang dã đã vậy huống chi đối với hươu nuôi theo chuồng trại luôn tuân thủ theo chế độ... "một vợ một chồng". Một khi con đực không hao phí "sức chiến đấu" thì khí tích tụ càng lâu, càng thịnh. Một lý do khác khiến nhung hươu nai vùng núi này chưa dội hàng là người mua tận mắt kiểm chứng được lộc nhung còn tươi roi rói, tránh loại nhung đã xài qua tay. Vả lại thị trường thuốc tăng cường sinh lực vốn thượng vàng hạ cám, nhiều chủng loại không biết công dụng thực hư thế nào. Thế nên, nhiều người đổ dồn đi mua nhung cho chắc ăn. Tuy nhiên, rượu lộc nhung bốc hỏa mạnh thế nên những người âm hư mà hỏa dương mạnh hay bị bệnh huyết áp không nên dùng thứ này, nếu không tác hại thật khó lường. Nghe nói có anh chàng đó hơi yếu kém uống rượu nai vào bỗng trở nên mạnh mẽ lạ thường. Anh ta khoái quá quên cả chuyện thuốc bổ vẫn phải dùng có liều lượng nên sau khi uống liền mấy hớp, hậu quả là đang "tác chiến" giữa chừng máu huyết lưu thông bất ổn khiến gặp "sự cố".


Theo ông Trung, quanh chuyện mua bán cũng không ít chuyện khôi hài. Đó là, có người quan niệm "sức mạnh từ gốc", lại có người khẳng định "mạnh yếu gì cũng từ ngọn mà ra". Từ đó mới xảy ra cảnh giành nhau lấy phần gốc hay phần ngọn của lộc nhung. Cũng có người quan niệm, hươu nai có hai sừng - một âm một dương điều hòa nhau - nên mua là phải mua có đôi có cặp, mua đơn lẻ không hữu dụng. Càng bàn bạc thì... người nuôi càng khoái trong bụng (!). Ông Trung nói: "Ngoài bán rượu nhung chúng tôi còn tính tới chuyện khác nghe ông. Đó là khi du lịch Nước Sốt được các nhà đầu tư thi công hoàn chỉnh tụi này sẽ ăn ké mở thêm quầy bán cháo lộc nhung cho khách du lịch". Mà cháo lộc nhung nghe ông Trung nói xong tôi muốn tái mặt, một tô cháo với miếng nhung cắt mỏng giá bèo nhất cũng 100 ngàn đồng ! Thôi thì tới chừng đó cũng ráng thử xem.

Nhung hươu - Một số công dụng và cách dùng.

Nhung hươu là một trong bốn thượng dược (Nhung, Sâm, Quế, Phụ) có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người. Nhung hươu có tác dụng tăng cường sức mạnh, nâng cao thể lực. giúp ăn ngủ tốt, chống suy nhược cơ thể, tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi chất, điều dưỡng khí huyêt. Dùng chữa bệnh, tẩm bổ và ngăn ngừa sự lão hóa, giúp trẻ lâu...


Nhung Hươu chưa cắt

Thành Phần Hóa Học
Trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm... (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Pavelenco (Liên xô) lấy từ nhung các loại hươu nai ở Xiberi 1 số chất nội tiết gọi là 'Lộc Nhung Tinh' (Pantocrin), rồi chế thành thuốc uống hoặc tiêm mang tên Pantocrin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Glycine, Lysine, Arginine, Aspartic acid, Glutamic acid, Proline, Alanine, Leucine (Phạm Ngọc Lâm, Trung Thảo Dược Thông Báo 1979.
Cholesteryl myristate, Cholesteryl oleate, Cholesteryl palmitate, Cholesteryl stearate, p-Hydroxybenzaldehyde, Cholesterol, Cholest-5-en-3b-ol-7-one (Hattori M và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản]
Sphingomyelin, Ganglioside (Phan Lân Sĩ, Phúc Kiến Y Dược Tạp Chí.


Cắt Nhung Hươu ở Hương Sơn

Tác dụng dược :

Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung như sau:
Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
Liều lượng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên.
Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất 'Lộc Nhung Tinh' (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Cường Tráng: Lộc: Nhung tinh có tác dụng như kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương và làm vết thương chóng lành (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Chống Loét: Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dược Học).

Nhung Hươu Sau khi cắt

Tác dụng chủ trị:

Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
.
Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Nhung Hươu Ngâm Rượu

Đơn thuốc

Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn - Tế Sinh Phương).
Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g. Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang - Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu - Phổ Tế Phương).
Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn - Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tủy hư yếu, chân tay mềm, xương mềm, trẻ nhỏ phát dục kém, châm mọc răng, chậm biết đi: Lộc nhung 1g, Ngũ gia bì, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Thục địa 16g, Xạ hương 0,1g. tán bột. Trộn với mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g (Địa hoàng Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy do Thận hư: Trương Quế Bảo dùng dung dịch Lộc Nhung Tinh tiêm bắp, mỗi ngày hoặc cách nhật tiêm liền 2 lần. Trị 16 trường hợp, có kết quả: 03, khỏi: 12, không khỏi: 01 ( Tạp Chí Trung Y Dược Cát Lâm 1985, 2:22).
Trị liệt dương: Từ Khả Phúc dùng Lộc Nhung Tinh thủy châm các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Túc tam lý, mỗi huyệt 0,5ml, huyệt Mệnh môn 1ml, cách 1 ngày tiêm 1 lần. Mỗi liệu trình 15 lần (Có kết hợp uống thêm Trung dược theo biện chứng). Điều trị 42 trường hợp, có kết quả tốt (Tạp Chí Trung Y Triết Giang 1983, 11:498).
Trị rốí loạn dẫn truyền nhĩ thất: Thái Tố Nhân dùng Lộc nhung tinh tiêm bắp mỗi ngày 2ml, một liệu trình là 25-30 ngày. Trị 20 ca, có kết quả 85%
Nguồn: (Tạp Chí Y Học Triết Giang 1988, l: 22).

 

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Hỏi đáp về nhung Hươu

Trong quá trình kinh doanh nhung hươu, có rất nhiều Khách Hàng thắc mắc về nhung hươu. Để giúp quí vị hiểu rõ hơn về nhung hươu, Nhung Hươu Hương Sơn xin gửi đế quí vị mục hỏi đáp về nhung hươu:

Bảo quản

1. Làm sao mình biết được nhung nào không dùng được nữa? (Những dấu hiệu nhìn bằng mắt thường biết được).
Trả lời: Khi kiểm tra mà ta nhận thấy nhung có màu đen và mùi hôi. Khi đó, nhung không dùng được nữa. Đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Lan Hươu đều có in hạn sử dụng ghi bên trong túi hút chân không.

2. Cách bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của nhung, từ khi cắt cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Vậy khách hàng phải bảo quản làm sao, nếu ăn không hết thì cách nào dễ chế biến và để được trong bao lâu.
Trả lời: Nếu không sử dụng hết ở dạng tươi, chúng ta có thể sấy khô, ngâm rượu, ngâm mật ong vì thời gian bảo quản trong tủ đá chỉ có thời hạn nhất định là 30 ngày. Tham khảo phần “Bảo quản và Chế biến” để biết thêm chi tiết.

3. Cách bảo quản khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng?
Trả lời: Đối với nhung tươi bảo quản bằng đá khô, đá nước và phải đảm bảo độ lạnh và sạch. Tham khảo phần “Bảo quản và Chế biến” để biết thêm chi tiết.
 Nhung hươu bị Đen                                                  Nhung Hươu Còn Tươi

Công dụng, sử dụng

1. Có thể sử dụng nhung hươu hoài hay chỉ dùng được trong một khoảng thời gian?
Trả lời: Nhung hươu nên dùng hợp lý khi cần tăng cường thể lực, phục hồi sức khỏe. Có thể dùng định kỳ hoặc thường xuyên, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
Nhung hươu sấy khô


2. Nhung hươu có dùng được cho mọi lứa tuổi không? Đối tượng nào không nên dùng nhung hươu (ví dụ người đang có bệnh)?
Trả lời: Nhung hươu tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là:
  • Trẻ em tăng trưởng bình thường
  • Trẻ em vị thành niên (làm cho tăng trưởng và sinh nhiều hocmon sinh dục).
3. Nhung hươu sử dụng để làm gì? Thuốc bổ hay thuốc chữa bệnh hay gì khác?
Trả lời: Là thực phẩm bổ dưỡng kiêm dược phẩm, có thể chữa được một số bệnh. Theo đông y, nhung hươu đã được dùng hơn 2000 năm.
4. Tôi đang khỏe mạnh bình thường, lý do nào tôi nên sử dụng nhung hươu?
Trả lời: Dùng để tăng khả năng sinh dục và chống lão hóa.
5. Sử dụng nhung hươu có giới hạn gì về liều lượng? Đối tượng sử dụng?
Trả lời: Sử dụng hợp lý. Đối tượng sử dụng là những người cần tăng thể lực, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh.
6. Nhung hươu có an toàn không? Có tác dụng phụ gì không?
Trả lời: Nhung hươu đã được y học sử dụng hơn 2000 năm nay như một loại dược phẩm quý và an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây dư thừa.
7. Tôi nghe nói nhung hươu có tác dụng tích cực đến khả năng tình dục. Vậy người độc thân, người chưa đến tuổi thành niên có bị khuyến cáo không nên sử dụng hay không?
Trả lời: Tác dụng về sinh dục của nhung hươu rất lớn, người độc thân và không độc thân dùng rất tốt. Nhưng khuyến cáo không nên cho người chưa đến tuổi vị thành niên sử dụng vì có thể làm mất khả năng kiểm soát sinh lý, sinh trưởng nhiều hocmon sinh dục.
8. Làm sao tôi có thể tự đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng nhung hươu?
Trả lời: Khi dùng sản phẩm nhung hươu, điều đầu tiên là khách hàng cảm thấy rất vui vì đã chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người thân trong gia đình. Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng nhung hươu, khách hàng cần đưa ra các chuẩn đánh giá cho riêng mình. Ví dụ: lấy hệ quy chiếu gắn liền với các thói quen để dễ đánh giá nhất.





Chế biến, thu hoạch

1. Nhung hươu dài bao nhiêu thì có thể cắt được?
Trả lời: Độ dài của nhung tùy thuộc vào từng con. Thời gian cắt là từ 45-60 ngày kể từ khi sừng mọc. Nếu cắt sớm quá thì trọng lượng nhung thấp, còn nếu để già quá khi cắt sẽ gây nguy hiểm cho hươu và chất lượng nhung sẽ thấp.


Nhung chưa cắt
2. Sau khi cắt sừng, hươu có bị chảy nhiều máu không và làm cách gì để cầm máu cho hươu?
Trả lời: Khi cắt nhung cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, có chuồng giữ, đồ gá giữ, thuốc sát trùng, băng garo và thao tác phải chuẩn thì hươu sẽ không bị mất nhiều máu. Ở các nước như New Zealand, Thái Lan, … quy trình cắt nhung được quy định và kiểm soát bởi các quy định do nhà nước ban hành để đảm bảo hươu không bị stress, hoảng loạn.
3. Một năm cắt nhung mấy lần và khoảng cách giữa hai lần cắt là bao lâu?
Trả lời: Tùy thuộc vào từng con, thường thì nhung hươu được cắt 1 lần/1 năm, cũng có trường hợp nhung hươu được cắt 2 lần/năm (tỷ lệ nhỏ).

Cắt Nhung Hươu
4. Một con hươu có thể nuôi lấy nhung được trong bao lâu?
Trả lời: Một con hươu sao (Sika deer) bắt đầu cắt nhung từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi và cho đến khoảng 20 năm. Tuy nhiên, ở New Zealand, Thái Lan, để đảm bảo chất lượng nhung được tốt nhất, người ta thường chỉ khai thác nhung trong 5-7 năm. Hươu Hương Sơn, Hà Tĩnh trung bình thu hoạch được 8 - 10 năm
5. Nấu cao hươu dùng nhung tươi hay nhung khô?
Trả lời: Nấu cao hươu dùng được cả hai loại nhung hươu tươi và khô.


Nhung sau khi cắt
6. Cách chế biến ngâm rượu nhung hươu như thế nào?
Trả lời: Tham khảo phần “Bảo quản và Chế biến” để biết chi tiết.
7. Khách hàng chỉ thích nhìn nhung hươu cắt tại chỗ chứ không thích nhung hươu nhập khẩu. Vậy chúng ta phải làm sao để khách hàng tin tưởng ?
Trả lời: Khi được nhìn cắt trực tiếp, ngoài độ tin cậy, khách hàng còn được xem “biểu diễn” nhưng khách sẽ khó có điều kiện vì thời gian và hơn nữa nhung cắt theo mùa. Để tạo niềm tin cho khách hàng tốt nhất là cung cấp cho khách hàng các thông tin chính xác, trung thực.

Sản phẩm

1. Nhung bán ra của Nhung Hươu Hương Sơn bao gồm những loại nào (chỉ là lộc nhung, bao gồm cả gạc, lộc nhung nguyên chiếc hay đã cắt thành lát mỏng)?
Trả lời: Hiện nay, nhung bán ra của  Nhung Hươu Hương Sơn là loại lộc nhung nguyên chiếc ở dạng tươi được cắt trực tiếp tại Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh.

2. Nhung tươi có dùng được luôn không hay phải qua chế biến?
Trả lời: Nhung hươu tươi phải qua chế biến theo các cách truyền thống như chưng cách thủy, hấp cơm, nấu súp, nấu cháo, ngâm rượu,…Tham khảo phần “Bảo quản và Chế biến” để biết thêm chi tiết.

                           

3. Tôi nghe nói là người ta đã làm nhung hươu giả như thật. Vậy lấy gì để đảm bảo rằng nhung của các anh không phải là giả?
Trả lời: Tất cả nhung hươu chúng tôi được thu mua tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có truyền thống nuôi hươu từ lâu đời và được sự công nhận trên tòan quốc.  Trong kinh doanh, chúng tôi kinh doanh lấy chữ Tín làm đầu. Hơn nữa, nếu quí khách hàng nào muốn trực tiếp cắt nhung tại chuồng, chúng tôi sẽ sẵn sàng đáp ứng nhưng quí vị phải tự lo chi phí đi lại, quê hương Hương Sơn, Hà Tĩnh chúng tôi sẵn sàng đón tiếp quí vị
4. Nhung hươu là gì? Sao nhung hươu lại là thuốc bổ, thuốc quý?
Trả lời: Do đặc điểm của tự nhiên, hươu tích trữ năng lượng dự trữ cho cơ thể vào nhung và nhung rất hiếm vì chỉ mọc theo mùa. Nhung có nhiều tính năng, tác dụng, đặc biệt là về khả năng sinh dục (trước kia chỉ vua chúa mới có điều kiện dùng). Ngoài ra, nhung hươu còn là thực phẩm bổ dưỡng kiêm dược phẩm có thể chữa được một số bệnh trong y học đã được dùng hơn 2000 năm nay.
5. Làm sao phân biệt nhung hươu thật và nhung hươu giả?
Trả lời: Trên thị trường có nhiều sản phẩm giả rất tinh vi nhưng nếu quan sát kỹ, ta vẫn sẽ nhận thấy ở nhung hươu giả có những đặc điểm như vết dán, màu nhân tạo, lông tơ giống như lông thỏ, hình dạng thiếu tự nhiên, có mùi hóa chất.
6. Làm sao phân biệt nhung hươu Việt Nam và nhung hươu nhập?
Trả lời: Nhung hươu nhập khẩu từ New Zealand là loại hươu đỏ (Red deer) và theo thổ nhưỡng nên có các đặc điểm như màu sậm, lông cứng và dày, phần cắt ở gốc nhung có màu đỏ sẫm để có thể phân biệt được với nhung Việt Nam.
7. Nhung hươu mà bán đại trà nhiều thì có còn là hàng quý không?
Trả lời: Tuy nhung hươu được bán đại trà nhưng chất lượng nhung hươu Lan & Hươu vẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhắm vào đối tượng là thượng lưu (vì giá bán vẫn còn khá cao) nên nhung hươu vẫn là hàng quý. Hơn nữa, nhung hươu quý ở giá trị bổ dưỡng của nó và điều này không phụ thuộc vào việc bán đại trà hay không.
8. Tốt nhất nên mua nhung hươu dạng nào (khô hay tươi)?
Trả lời: Chất lượng của nhung tươi cao hơn. Tuy nhiên, nhung khô bảo quản được lâu và dễ vận chuyển.
9. Nhung hươu ngoài ngâm rượu theo cách truyền thống còn dùng cách nào khác không?
Trả lời: Ngoài ngâm rượu, nhung hươu còn có thể chưng cách thủy, hấp cơm, nấu súp, nấu cháo,…Tham khảo phần Bảo quản và Chế biến” để biết thêm chi tiết.


Nhung này chắc chắn nhung thật

10. Ngoài nhung ra, các bộ phận khác của hươu có dùng được không? Và chúng có tác dụng gì?
Trả lời: Hầu như toàn bộ các bộ phận của hươu đều được sử dụng và chủ yếu sử dụng như thực phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, mỹ nghệ. Ví dụ như sừng già, nắp nhung dùng để nấu cao, làm mỹ nghệ; chân hươu hầm dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ; xương dùng để nấu cao; bộ phận sinh dục, đuôi dùng để ngâm rượu, da dùng để nấu súp, làm mỹ nghệ.

Chăn nuôi


Hươu được nuôi ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

1. Hươu dùng để lấy nhung đang sinh sống tại những khu vực nào?
Trả lời: Hươu dùng để lấy nhung của Nhung Hươu Hương Sơn Được nuôi tại các hộ gia đình ở Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
2. Có nên đặt vị trí nuôi hươu ở gần đường xá có xe cộ qua lại hay không? Vì sao?
Trả lời: Tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại. Nếu trường hợp để gần đường xá có xe cộ qua lại thì ban đầu cần che bạt và mở từ từ cho hươu thích nghi dần vì hươu là loại động vật hoang dã.
3. Được biết hiện nay nhiều nơi nuôi hươu một năm hai lần cắt nhung, họ cho ăn thêm các chất dinh dưỡng khác như cám, ngô,… và thắp đèn ăn đêm. Vậy chất lượng có khác gì với nuôi ăn cỏ không?
Trả lời: Chất lượng của nhung phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng, tính đa dạng của thức ăn, cách ăn, không gian đi lại, chạy nhảy và môi trường tự nhiên thoải mái. Theo cách trên thì mới đáp ứng được một khía cạnh về thức ăn.
4. Hươu ở Việt Nam được nuôi theo hình thức nào?
Trả lời: Hươu ở Việt Nam được nuôi theo hình thức trại nhỏ và mang tính gia đình, được nuôi nhốt trong chuồng với không gian nhỏ hẹp, đôi khi ẩm thấp, dơ bẩn. Người nuôi phải đi cắt cỏ, lá đem về cho hươu ăn.


5. Hươu ở nước ngoài được nuôi có khác hươu ở Việt Nam?
Trả lời: Hươu nuôi ở Thái Lan và Indonesia khác hươu nuôi ở Việt Nam là chuồng rộng hơn và kỹ thuật cao hơn. Hươu nuôi ở New Zealand, Úc, Canada nuôi chăn thả tự nhiên gần như hoàn toàn.
6. Tbức ăn của hươu gồm những gì ?
Trả lời: Thức ăn của hươu rất phong phú và đa đạng, bao gồm các loại thảo mộc như các loại cỏ, lá và đậu tùy theo từng vùng miền.
7. Môi trường nào tốt nhất đối với hươu (tự nhiên hay chăn nuôi)?
Trả lời: Môi trường tốt nhất đối với hươu là môi trường tự nhiên nhưng có sự hỗ trợ của con người về thức ăn trong mùa đông và việc chọn giống cho hươu nhằm tạo giống tốt và tránh trường hợp trùng huyết.
8. Có thể nuôi hươu đại trà như nuôi heo, bò, gà, … được không?
Trả lời: Hươu có sức đề kháng và hiệu quả kinh tế cao nên nhiều quốc gia và vùng miền ở Việt Nam đang phát triển nuôi hươu. Tuy nhiên, đàn hươu tăng chậm vì hươu chỉ sinh 1 lần/1 con/1 năm.

Cách dùng Nhung Hươu

Nhung hươu làm tăng sức mạnh toàn thân, tăng sự hoạt động của cơ thể. Nâng cao thể lực, làm giảm hiện tượng mệt mỏi và lao lực, hạn chế bệnh tật, phòng bệnh tốt nhất. Người dùng Nhung Hươu thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể cường tráng, khoẻ mạnh, bổ dương, mịn da, ăn ngon, ngủ tốt hơn, chóng lên cân.



 Theo truyền thống Nhung hươu được dùng để:
1. Nhung hươu ngâm rượu
2. Nhung hươu ngâm mật ong
3. Nhung hươu sấy kh.
4. Nhung hươu nấu chá.
5. Nhung hươu ngâm kết hợp với các vị thuốc khác.
6. Nhung hươu nấu cao.
7. Nhung hươu chế biến thành thuốc bổ
Tuỳ theo ý người sử dụng mà chế biến 1 trong các cách trên
Chú ý: (Dùng nhung hươu vào mùa Thu, Đông, Xuân là tốt nhất
 
 
Cách sử dụng nhung hươu tươi:
Cách 1: Nhung hươu tươi cắt lát mỏng nấu với cháo trắng ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng10gr.(Nấu cháo trước, bỏ nhung hươu sau, khi nhung hươu chín mềm là được)
Cách 2: Nhung hươu tươi cắt lát mỏng, xay nhỏ ngâm với mật ong (100gr nhung ngâm với khoảng 0,25 lít mật ong tốt) sau 1 tháng ăn mỗi ngày 1 lần khoảng 30ml. (Chú ý mật ong mới tốt)
 
 
Cách 3: Nhung hươu tươi thái hoặc chẻ mỏng ra ngâm với rượu gạo nếp trên 45 độ (100gr nhung hươu tươi ngâm với 0,65 lít rượu gạo nếp) sau 1 tháng uống mỗi ngày 1- 2 lần mỗi lần khoảng 20ml. (Hoặc để cả cặp nhung hươu ngâm rượu cho đẹp nhưng thời gian ngâm là 6 tháng mới dùng được) Cách sử dụng nhung hươu khô:
 
 
Cách 4: Nhung hươu sấy khô. Cắt lát sao khô dòn, xay nhỏ nấu với cháo trắng, ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10gr. (cháo gần chín mới bỏ nhung hươu). Cách 5: Nhung hươu khô thái hoặc chẻ ra ngâm với rượu ngon (100gr nhung hươu khô ngâm với 1- 1,5 lít rượu) sau 1 tháng uống mỗi ngày 1- 2 lần mỗi lần khoảng 20ml Chú Ý: - (Để ngăn đá lạnh đối với nhung hươu tươi). Để nhung hươu cẩn thận chánh ẩm, mốc, hỏng nhung hươu (đối với nhung hươu khô) - Riêng đối với người cao huyết áp thì không nên dùng hoặc phải theo hướng dẫn của bác sỹ.

Nhung hươu tươi - Thành Phần và Công Dụng

Ở loài hươu có một bộ phận có khả năng tái sinh trọn vẹn đó chính là sừng hươu. Sừng hươu là cấu trúc lớn được tạo thành từ xương và tăng trưởng hằng năm, chết đi, rụng xuống và rồi lại tái sinh. Sừng có cấu tạo gồm các mô xương bên trong cùng, các mạch máu nhỏ và lớp da bao phủ bên ngoài. Khi sừng hươu đạt kích cỡ hoàn chỉnh (khoảng 3 đến 4 tháng sau khi mọc), lớp da ngoài của sừng sẽ rụng dần đến hết chỉ còn lại phần xương (còn lại gọi là gạc hươu). Gạc hươu sẽ rụng đi vào mùa kết đôi, thường là vào mùa hạ và đến mùa xuân năm sau một cặp sừng hươu non mới sẽ lại được tái sinh.
Nhung hươu có nhiều loại. Tùy theo giai đoạn phát triển của sừng hươu mà ta có nhung yên ngựa, nhung gác sào 1, nhung gác sào 2…

THÀNH PHẦNTrong con hươu, nhung là bộ phận có giá trị nhất. Đây là phần sừng non mới mọc chứa các tinh chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, thành phần cấu tạo rất có giá trị về y học như là pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, carbonat, chất keo (collagens), các hocmon oestrogen, testosteron (còn gọi là nhung tinh), 52,5% protid, 2,5% lipid. Ngoài ra, trong nhung hươu có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban...


Thành phần và công dụng:- Chất Collagens: Giúp tái tạo lại phần sụn khớp
- Chất Chondroitin: Giúp giảm triệu chứng viêm khớp
- Chất Pantocrine: Làm gia tăng hiệu quả cơ bắp
- Chất Glycosaminnoglyans: Giúp bôi trơn các khớp xương
- Axit Uronic: Bổ trợ hệ tuần hoàn máu
- Axit Hyaluronic: Giúp bôi trơn các khớp xương
- Chất đạm tạo mô xương: Giúp điều chỉnh sự phát triển của xương
- Alkaline Phosphate: Gia tăng tái kết mô và hồi phục tế bào
- Bạch cầu trung tính: Giúp cơ thể tăng sức đề kháng đối với bệnh tật và viêm nhiễm
- Các axít béo Omega 3, 6: Bao gồm các axít amin cần thiết, Ca, Ph, Fe và Zn
- Các khoáng chất như Potassium, Magnesium, Nitrogen và Selenium...: Là những thành phần rất cần thiết cho một chế độ ăn kiêng đúng, có lợi cho sức khỏe.
Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng nhung hươu có chứa chất Prostaglandins là những chất điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong phản ứng của cơ thể chống lại chứng sưng, viêm, nhiễm khuẩn và đau nhức.



CÔNG DỤNG
Theo y học cổ truyền, nhung hươu có các tác dụng:
- Bổ thận, tráng dương, ích khí, cường tinh rất hợp để cải thiện khả năng tình dục cho những người yếu hoặc bất lực về sinh lý, liệt dương, sinh hoạt vợ chồng không như mong muốn ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài ra, nhung hươu còn có tác dụng tốt cho những người bị chứng huyết hư băng lậu, huyết trắng, đau lưng, mồ hôi trộm, tay chân lạnh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu đới hạ, tử cung lạnh, tắc tia sữa,...
- Sinh tinh tủy, mạnh gân xương, ích huyết, dùng cho các trường hợp thiếu máu, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi, người gầy yếu xanh xao, trẻ em chậm liền thóp, chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi, người già gầy yếu đi lại khó khăn.
- Xúc tiến sự sinh trưởng, thúc đẩy quá trình tái sinh của tổ chức, tăng hồng cầu và tiểu cầu, tăng nhu động ruột và dạ dày, lợi tiểu. Liều lớn làm huyết áp hạ, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh hơn.


Theo tây y, nhung hươu có các tác dụng:- Cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch;
- Cải thiện hiệu suất và tăng cường sức mạnh trong các hoạt động thể thao;
- Cải thiện phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục;
- Là nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung tuyệt vời cho phụ nữ;
- Tăng cường sinh lực và chống lão hóa cho người cao tuổi;
- Cung cấp yếu tố giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể bao gồm IGF-1 & IGF-2;
- Tăng cường chức năng tình dục cho cả nam giới và phụ nữ;
- Là nguồn chất tự nhiên bổ sung dùng trong điều trị viêm khớp.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

LỘC NHUNG

Tên thuốc: Cornu Cervi Pantotrichum.
Tên khoa học: Coruu cervi Parvum
Bộ phận dùng: hươu và nai đực mới có sừng. Vào cuối mùa hạ, sừng nó rụng đi; đầu mùa xuân sang năm, sừng non mọc lên. Sừng non khi mới mọc chừng 5 - 20cm rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong có rất nhiều mạch máu và phát triển rất mau lẹ để thành sừng (gạc) không còn lông da nữa. Nhung tốt nhất là thứ chưa phân yên, khổ mềm, thái được toàn bộ, không có xương tảng, không nứt.
Nhung đã mọc được một chi đúng phân yên thì đã kém, nếu chi đã hơi dài thì lại càng kém giá trị. Ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc cho nhung hươu (Lộc nhung) tốt hơn nhung nai (Mê nhung); ở miền Trung nước ta và Triều Tiên thì lại chuộng nhung nai hơn vì to hơn. Có người lại cho nhung hươu rừng tốt hơn nhung hươu nuôi. Mới đây ở Liên Xô người ta chứng minh nhung hươu nhà có giá trị như nhung hươu rừng.
Thành phần hoá học: có nội tiết tố (hormon) gọi là nhung tinh, ở Liên Xô, người ta lấy chất này làm thuốc tiêm, thuốc uống pantocrin; ngoài ra còn có calci phosphat, calci cacbonat, protein, chất keo v.v...
Tính vị:   vị ngọt, hơi mặn, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh  Thận, Tâm, Can  và Tâm bào.

tác dụng - Chủ trị: bổ nguyên dương, thuốc tư bổ cường tráng trị hư hao, đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g (Nhung phiến hoặc Bột nhung)

Cách bào chế:
Chế biến nhung tươi: Lúc cắt nhung phải đảm bảo vô trùng, dùng cưa hay dao thật bén mà cắt, đầu treo ngược để khỏi chảy máu. Lấy vải bông đã tẩm cồn 90o bọc lại chỗ cắt. Lúc cắt cần làm cho hươu nai bình tĩnh không hoảng sợ để máu trong nhung không chảy mạnh làm giảm mất chất. Nhung tươi có thể làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu (1/4) mà dùng. Cắt xong, treo ngược lên rồi làm khô. Việc làm khô rất quan trọng, liên quan đến giá trị và phẩm chất của nhung. Có mấy cách sau đây:
+ Lấy giấy bản tẩm rượu gừng (1/10) quấn lại, để nhung đứng ngược trong một cái thùng có đáy dễ tháo ra. Lấy cát nóng 30 - 40o xối vào cho ngập nhung (trừ chỗ cắt). Khi cát nguội, tháo cát ra, bọc giấy bản tẩm rượu gừng lại, xối cát khác vào nóng hơn (60 - 70o). Làm như vậy cho đến khô. Dùng cát nóng quá thì da ngoài chóng khô nhăn và nứt nhưng trong chưa khô, sau này hỏng. Mỗi lần thay cát nên thay giấy bản tẩm rượu (cách này thường dùng).
+ Lấy giấy bản quấn vào nhung, tẩm rượu, treo cao lên bếp cho khô, rồi phơi râm.
+ Lấy giấy bản nhúng vào nước gừng có pha rượu quấn vào nhung để 2 giờ, lấy bẹ chuối tươi bó lại. Nướng trở cho đều đến khi héo bẹ chuối thì thôi.
+ Để nhung lên gác bếp chỗ nóng vừa cho đến khô. Làm cách này nhung đen và hôi.
+ Có người dự kiến sấy nhung trong tủ sấy giữ nhiệt độ 70 - 80o cho đến  khô (dùng nhiệt độ từ thấp lên cao). Khi nhung khô rồi, bọc vào giấy bản đựng trong thùng kín, để chỗ khô ráo. Nhung chế biến tốt là không đen, không teo, không nứt, lông mượt, cắt ra thấy hồng đỏ, khi sờ lên có cảm giác như sờ lên miếng sáp. Nhung chế biến không tốt thì teo, nứt bị ươn ở trong.
Ghi chú:
lúc mới cắt máu chảy ra có thể dùng ngay pha với rượu uống rất bổ, thường dùng cho người có tuổi.
Bào chế nhung khô: Lấy bàn chải chải ngược lông cho hết lông có mấy cách:
+ Lấy thanh sắt nung đỏ lăn đi lăn lại trên nhung cho cháy hết lông.
+ Lấy rượu 90o tẩm qua đốt cho cháy hết lông. Làm hết lông rồi, nhưng nếu thấy cứng thì tẩm qua rượu (hay không tẩm) đồ cho mềm (khôngnên đồ kỹ quá), thái miếng tròn càng mỏng càng tốt (dùng đến đâu thái đến đó), tẩm ít rượu sấy nhẹ lửa cho khô (không nên sao). Sau đó tán bột làm hoàn tán hoặc để ăn với cháo hoặc ngâm rượu (1/2) mà dùng.
Bảo quản: để nơi khô ráo, trong hộp, lọ kín; Có thể lót bột Long não, Hoa tiêu hay Tế tân để phòng sâu bọ.
Kiêng ky: người bệnh hư hàn thì không nên dùng.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nếu bạn quan tâm đến nhung hươu
Xin liên hệ: Mr. Hiền: Đt: 0933.049.069/ 0916.049.069

Email: cungcapnhunghuou@gmail.com
Tìm hiểu thêm tại:
www.nhunghuouhuongson.net 
www.nhunghuouhuongson.blogspot.com

  

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Làm thế nào để khỏi già ?

Làm thế nào để khỏi già ?



Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.

Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :


1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.


2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .


4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.


5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.


6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .


7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.


8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.


9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.


10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.


11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.


12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.


13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.


14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.


15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.


16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.


17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.


18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.


19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.


20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.


Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ?


Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:


Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.

Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:


Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Ðông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.


Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.


Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.


Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.


Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…


Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.


Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:


- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.